BẠN MỆT MỎI VÌ PHẢI TRÌ HOÃN? ĐỂ VƯỢT QUA, HÃY DÀNH THỜI GIAN HIỂU NÓ

Sự trì hoãn không phải là điều khiến bản thân xấu hổ hay là một khuyết điểm của tính cách. Nhà giáo dục Nic Voge chia sẻ: “Nó bắt nguồn từ nhu cầu của con người: Nhu cầu cảm thấy có năng lực hoàn thành tốt công việc khi trì hoãn”.

“Bây giờ là 11 giờ đồng hồ”, bạn đang ở trong phòng ký túc xá và có một công việc đến hạn nộp sau một ngày hoặc có thể lâu hơn. Ngồi xuống bàn làm việc, mở máy tính xách tay của mình để bắt đầu và sau đó bạn nghĩ “Tôi sẽ kiểm tra email của mình chỉ trong một phút”. 45 phút sau, bạn đã kiểm tra rất nhiều email. Nic Voge – phó giám đốc cấp cao Trung tâm Giảng dạy và Học tập McGraw của Đại học Princeton chia sẻ trong một buổi nói chuyện TEDx Princeton rằng: “Bạn đã làm rất tốt công việc đó, nhưng bây giờ bạn nhận ra, bạn hơi kiệt sức và điều đó không có lợi cho việc viết một bài báo hay”. Bạn cần những gì? Có phải bản thân cần được nghỉ ngơi? Và bạn bắt đầu trải qua toàn bộ chu kỳ trì hoãn và viện cớ vào ngày hôm sau.

Bạn cảm thấy mệt mỏi?

Đây có phải là bạn? Ví dụ trên cho biết, yếu tố ngoại cảnh tác động không nhỏ tới suy nghĩ khiến bạn luôn trong trạng thái trì hoãn công việc. Bởi lẽ nếu bạn thỏa mãn với việc trì hoãn nhiều lần, thì ngay lập tức bộ não sẽ hình thành nên thói quen khó bỏ. Bạn có thể đã tự trách cứ bản thân vì hành vi của mình và tự hỏi, “Tại sao tôi quá lười biếng, ý chí kém, vô tổ chức, không có động lực, vô vọng?”. 

Sự trì hoãn không có gì đáng xấu hổ, đó không phải là dấu hiệu của sự yếu kém. Voge nói “Đó là điều mà chúng ta có thể dễ dàng để chúng diễn ra nếu chúng ta không có động lực làm việc”. Tại Princeton, Voge đã phát triển, thiết kế và chỉ đạo các chương trình hỗ trợ học tập cho sinh viên chưa tốt nghiệp. Anh ấy đã nhìn thấy sự trì hoãn dưới mọi hình thức và thú nhận. Khi trì hoãn đạt đến mức độ thành thạo như một bộ môn nghệ thuật, nó trở thành một trò chơi trí óc, một sự hợp lý hoá, nói cách khác là sự biện minh”.

Có nhiều giả thuyết đưa ra về lý do tại sao chúng ta trì hoãn. Một số người nói rằng đó là do bộ não không có khả năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Những người khác lại cho rằng, nó được tạo nên từ những sai lầm trong việc quản lý thời gian. “Tuy nhiên, hãy tin rằng nó bắt nguồn từ giá trị bản thân của chúng ta”, Voge nói. Anh ấy giải thích: “Nhu cầu tâm lý quan trọng mà tất cả chúng ta đều sở hữu là được bản thân và những người khác xem là có năng lực, đủ năng lực đủ khả năng làm tốt công việc khi trì hoãn. Chúng ta thực sự sẽ hy sinh hoặc đánh đổi những nhu cầu khác để đáp ứng nhu cầu đó”.

Nói rõ hơn, sự phản hồi, đánh giá từ cá nhân, tổ chức không phải là vấn đề đáng để tâm. Mọi thứ sai ở chỗ một số người trong chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào phản hồi bên ngoài – dưới dạng điểm tốt, lời khen ngợi từ sếp, cha mẹ, chồng hoặc các nhân vật có thẩm quyền khác, hoặc sự chấp nhận của các tổ chức uy tín cho những cảm giác xứng đáng đó. Voge nói: “Những người trì hoãn nhiều thường có một loại phương trình đơn giản trong tâm trí: hiệu suất của họ bằng hoặc tương đương với khả năng của họ, bằng hoặc tương đương với giá trị bản thân của họ.” Hoặc như anh ấy nói: hiệu suất = khả năng = giá trị bản thân. Lý do khiến chúng ta vô cùng lo sợ về việc hoạt động kém hiệu quả trên giấy, ứng dụng, phân tích… là bởi vì chúng ta cảm thấy khả năng và giá trị của chúng ta phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. 

Trong phương trình hiệu suất = khả năng = giá trị bản thân, biến số duy nhất chúng ta có thể kiểm soát là chúng ta đã nỗ lực bao nhiêu cho hiệu suất của mình. Theo Voge, khi chúng ta trì hoãn và nỗ lực ít hơn, chúng ta đang làm điều đó như một hình thức miễn cưỡng trong trạng thái ép buộc. Theo cách đó, nếu chúng ta có một kết quả không tốt, điều đó không có nghĩa là chúng ta không có tài năng, không có khả năng hoặc không xứng đáng; chỉ là chúng ta quá bận rộn hoặc bị phân tâm để làm hết sức mình.

Hãy nghĩ về những lời xì xào mà bạn chắc chắn đã nghe thấy trước các kỳ thi ở trường trung học hoặc đại học. Voge hỏi, “Mọi người đang nói gì vậy? ‘Tôi chỉ học ba giờ’, ‘Tôi chỉ học hai giờ; máy tính của tôi không hoạt động’.  Mọi người đang giải thích về việc họ chưa sẵn sàng. Tại sao? Bởi vì nếu họ không đạt được, thì họ có sẵn cái cớ không chỉ cho chính họ mà còn cho những người khác. 

Bất cứ ai đã từng trì hoãn đều từng trải qua cảm giác bế tắc đó. Voge nói: “Chúng tôi thường bị chi phối bởi nhiều lý do, không thể ngủ nhưng cũng không thể làm việc”. “Vào những thời điểm đó, chúng tôi thấy mình bị kéo giữa hai quan điểm mạnh mẽ và hấp dẫn như nhau: động lực đạt được và nỗi sợ thất bại”. Chúng ta chỉ gặp khó khăn khi nỗi sợ không hoàn thành được công việc đè lên nỗi sợ thất bại của chúng ta.

1. Nhận thức rõ bạn đang làm gì và tại sao bạn nên bắt đầu làm điều đó sớm hơn?

Cần nhận thức được khi nào bạn đang trì hoãn. Đôi khi nó xảy ra hiển nhiên, hoàn toàn không có lý do gì để chúng tôi giặt quần áo trước khi viết đơn xin tài trợ. Vào những thời điểm khác, bạn có thể cần phải kiểm tra lại bản thân: “Đúng vậy, việc xóa các tệp cũ khỏi màn hình máy tính sẽ mang lại cho tôi không gian làm việc ít gây mất tập trung hơn, nhưng tôi có cần thiết phải làm điều đó ngay bây giờ không? Hay tôi chỉ đang trì hoãn việc viết đơn?”. Nếu bạn phải tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang trì hoãn hay không, rất có thể bạn đang mắc phải trì hoãn.

Cần biết rõ bản thân bạn cần phải làm gì.

Làm quen với “những bài hát hay nhất” về việc lãng phí thời gian của bạn. Hầu hết chúng ta đều có những hoạt động dự phòng cụ thể mà chúng ta thực hiện khi chơi trò chơi trì hoãn. Bạn làm gì? dọn dẹp nhà cửa, ngủ trưa, mua sắm, đọc email, xem Netflix? Cần học cách nhận ra nó để bạn có thể nắm bắt nó trong mọi hoàn cảnh sẽ dễ dàng hơn nhiều để tránh rơi vào những việc dọn dẹp, ngủ trưa, mua sắm… Voge nói:, “Chúng ta càng có nhận thức rõ ràng hơn về xu hướng và động lực của mình, chúng ta càng có nhiều khả năng vượt qua chúng”.

2. Mẹo cân bằng

Nhiều người trì hoãn có niềm tin sai lầm rằng lý do họ bỏ dở một nhiệm vụ là vì có một lý do cơ bản mà họ không muốn làm. Thường thì không phải vậy. Đơn giản là nỗi sợ hãi của họ chi phối hoặc lấn át động cơ “tiếp cận” của họ.

Bạn cần phải biết cách cân đối công việc của mình

Khi điều này xảy ra, hãy nghĩ đến tất cả các lý do tại sao bạn muốn thực hiện hoạt động này. Nó có thể hữu ích trong việc nhắc nhở bản thân về cách hoàn thành công việc đó, sao cho phù hợp với các mục tiêu hoặc sứ mệnh lớn hơn của bạn. Sau đó, nếu nó có vẻ đặc biệt lớn hoặc cực kỳ quan trọng, hãy chia nó thành nhiều phần có thể quản lý được. Khi Voge thấy mình đang trì hoãn viết bài nói chuyện TEDx của mình vì nó có vẻ quá khó khăn, anh ấy quyết định tạo một dàn ý để anh ấy có thể viết từng phần kịch bản của mình. Hãy nhớ rằng: việc cân bằng lượng công việc bằng sự sắp xếp, điều phối phù hợp sẽ tạo cho bạn cảm hứng có thể giải quyết nó một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

3. Thử thách niềm tin của bạn

Tin vào chính bản thân mình

Voge nói: Chúng ta cần phải loại bỏ những ý tưởng đã khiến chúng ta trì hoãn ngay từ đầu. Đặt niềm tin rằng bản thân không cho phép trì hoãn trước khi bắt tay làm việc sẽ giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực. Thoát khỏi sự trì hoãn, giá trị bạn nhận về xứng đáng với công sức, chính là kết quả bản thân mong chờ nhất. 

Nguồn: IDEAS.TED.COM – Tired of procrastinating? To overcome it, take the time to understand it

 

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply