“VUNG TAY QUÁ TRÁN” DÙ ĐÃ LÊN NGÂN SÁCH – PHẢI LÀM SAO?

Việc “vung tay quá trán” dù đã lên ngân sách là một việc xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Việc có thể cân bằng và kiểm soát được ví tiền của mình vẫn còn là một vấn đề nan giải, không dễ dàng giải quyết được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi làm gì khi chẳng may “vung tay quá trán”.

Hầu hết mọi người đều cho rằng lập ngân sách có thể giảm chi tiêu phù hợp với thu nhập. Nhưng việc bám sát ngân sách và kiểm soát tiêu dùng thực tế khó hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. 

Thông thường, chúng ta có khả năng dự báo khá tốt mức thu nhập của bản thân trong tương lai nhưng việc dự kiến chi phí lại không thực tế, qua đó tạo nên một ngân sách không hợp lý. Hơn nữa, nhiều khi ta cho rằng năng lực của bản thân là có hạn và tự thưởng cho mình bằng cách mua thứ gì đó khi hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong một số trường hợp, nhiều người còn có quyết định vay nợ để mua thứ gì đó họ cho là có giá trị thay vì tiết kiệm tiền, qua đó khiến tình hình tài chính càng trở nên tệ hơn.

Liệu bản thân bạn đã từng gặp phải tình huống “vung tay quá trán” này hay chưa? Nếu có cũng đừng vội lo lắng, dưới đây là một vài cách chúng tôi giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này.

Đánh giá cẩn thận mức chi phí trong tương lai

Đánh giá mức chi phí trong tương lai giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch chi tiêu cho mình

Khi lập ngân sách chi tiêu, mọi người thường dự đoán các khoản thu và chi sẽ đến trong tương lai. Họ dự đoán khá tốt về việc có thể kiếm được khoảng bao nhiêu trong tương lai nhưng lại không tính toán kỹ những chi phí phát sinh như tiền bảo hiểm, thế chấp, thanh toán lãi vay. Hậu quả là họ mua những thứ khiến tình hình tài chính của bản thân tệ hơn hoặc ra những quyết định không sáng suốt nhất.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiêu dùng và tài chính của đại học Colorado, ông John Lynch cho biết những nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng quá tập trung vào thu nhập mà không thực sự tính toán mức chi phí khi quyết định chi tiêu. Theo ông Lynch, người tiêu dùng tốt nhất nên duy trì thặng dư ngân sách khi ra quyết định nào đó bởi nếu mọi người cho rằng thu nhập của họ đủ để trang trải mọi thứ thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Việc giữ thặng dư ngân sách sẽ khiến người tiêu dùng kiềm chế chi tiêu những thứ không thực sự cần thiết.

Hoạch định rõ nguồn tiền

Liệu bạn đã biết cách hoạch định rõ nguồn tiền của mình chưa?

Đối với nhiều người, một kế hoạch tiết kiệm tài chính nên tập trung vào mục tiêu tích trữ và tiết kiệm cho được một khoản tiền nhất định. Kế hoạch này không có gì sai nhưng đôi khi lại phản tác dụng.

Theo chuyên gia Abigail Sussman của trường đại học Chicago, nhiều người quá tập trung vào việc tiết kiệm một khoản tiền mà không chú ý đến tổng chi phí của mình cũng như dòng tiền mà họ sử dụng. Bài học ở đây là mọi người nên chú ý nguồn tiền khi chi tiêu cũng như những chi phí kèm theo đó. Người tiêu dùng không nhất thiết phải theo một quy tắc nào đó mà cần tính toán cẩn thận phương án chi tiêu hợp lý nhất.

Điều tiết cảm xúc

Hãy biết điều tiết cảm xúc của mình một cách tốt nhất

Trong nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, cảm xúc có sự liên hệ mật thiết với thói quen chi tiêu của mọi người. Với những người đang có cảm xúc quá tiêu cực hoặc quá tích cực, họ thường chi tiêu nhiều hơn do trạng thái mất cân bằng tâm lý thúc đẩy nhu cầu mua sắm, du lịch hay những thứ không thật sự cần thiết để bình ổn tinh thần.

Chuyên gia kinh tế Cahit Guven của đại học Deakin-Australia cho biết mỗi người nên đợi cho đến khi bình ổn tâm lý trước khi đưa ra quyết định về tài chính bởi việc đánh giá đúng sai trong chi tiêu là không hề đơn giản. Bên cạnh đó, ông Guven cũng đề nghị mọi người nên lập kế hoạch dài hạn trong chi tiêu và ngân sách cũng như tham khảo ý kiến của nhiều người.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply